1. PACS: Hệ thông Lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế
Giới thiệu chung về hệ thống PACS
Trong y tế, PACS (Picture Archiving and Comunication System) là từ viết tắt cho hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế. Còn RIS (Radiology Information System) là hệ thông tin chẩn đoán hình ảnh y tế. Các giải pháp chăm sóc sức khỏe PACS và RIS được phát triển để tạo điều kiện cho dòng công việc chẩn đoán hình ảnh điện tử và cung cấp một phương pháp lưu trữ, cất giữ một cách kinh tế, phục hồi nhanh chóng các hình ảnh đã chiếu chụp, truy cập vào hình ảnh đã được chụp với nhiều phương thức, có thể truy cập đồng thời từ nhiều điểm truy cập.
- Hiệu quả ứng dụng Hệ thống PACS&RIS trong công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh y tế do có sự hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán hình ảnh từ bệnh viện cấp trên cho các bệnh viện tuyến dưới. Một số trường hợp đặc thù sẽ nhận được tham vấn chuyên môn từ các bệnh viện tuyến Trung ương (Bạch Mai, 108, Việt Đức,…) hoặc từ các chuyên gia y tế quốc tế.
- Giảm quá tải do tâm lý người bệnh muốn khám bệnh tại các trung tâm lớn. Với Hệ thống PACS, các bác sỹ có uy tín không nhất thiết phải ngồi trực tiếp tại bệnh viện để thực hiện các bước chẩn đoán hình ảnh mà hoàn toàn có thể ngồi ở một bệnh viện khác để thực hiện các thao tác chẩn đoán hình ảnh thông qua các máy tính cá nhân hoặc smartphone có kết nối đến Hệ thống PACS.
- Các bệnh viện áp dụng lưu trữ điện tử sẽ dần giảm việc lưu trữ hồ sơ. Do Hệ thống PACS cho phép lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu ảnh tập trung, lâu dài, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, nên việc in phim và hồ sơ để lưu trữ sẽ dần dần được loại bỏ.
- Hình thành tác phong chuyên nghiệp, hiện đại cho đội ngũ y bác sỹ công tác phục vụ người khám chữa bệnh, nâng cao uy tín, vị thế xã hội cho cán bộ ngành Y tế.
- Những ưu điểm kỹ thuật và xu hướng áp dụng PACS trong các bệnh viện:
- PACS sử dụng hệ thống ảnh kỹ thuật số (DICOM, JPEG) thay cho phim truyền thống. Với sự hỗ trợ của các chương trình máy tính, các bác sĩ có thể dễ dàng tương tác, xử lý ảnh trong quá trình phân tích. Điều quan trọng là hệ thống sẽ giúp giảm nhu cầu sử dụng phim trong chẩn đoán hình ảnh, giúp tiết kiệm được chi phí mua phim và vấn đề lưu trữ. Đồng thời PACS cũng giúp giảm số nhân bản phim ảnh y khoa khi mà dữ liệu bệnh nhân luôn được lưu trữ sẵn sàng trên hệ thống máy tính.
- Toàn bộ dữ liệu về bệnh nhân liên quan đến chẩn đoán hình ảnh như ảnh y khoa, chẩn đoán, báo cáo được quản lý, lưu trữ một cách thống nhất, đồng bộ và an toàn. Do đó các bác sĩ và kể cả bệnh nhân có thể xem chi tiết về lịch sử bệnh án theo thời gian một cách dễ dàng. Đây sẽ là một sự hỗ trợ rất lớn trong công tác khám và điều trị bệnh.
- Hệ thống cho phép đa truy cập và tốc độ đáp ứng nhanh. Các bác sĩ có thể truy cập dữ liệu, hình ảnh của bệnh nhân một cách nhanh chóng, chính xác mọi lúc, mọi nơi trên công nghệ điện toán trong sự cho phép của hệ thống mạng.
- Sự kết hợp chặt chẽ giữa các hệ thống PACS – HIS – LIS tạo thành một tổ hợp hoàn hảo đáp ứng tốt nhu cầu công tác chuyên môn của các bác sĩ. Sự kết hợp này tạo thành một hệ thống khép kín có thể thay thế cho hệ thống sử dụng giấy truyền thống và hỗ trợ chẩn đoán từ xa…Do đó ứng dụng PACS là xu hướng tất yếu trong các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đem lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân.
Lợi ích của hệ thống MINERVAPACS
Đối tượng sử dụng | Ưu điểm, lợi ích |
Đối với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh | Việc không sử dụng phim mà dùng máy tính với màn hình rộng để chẩn đoán hình ảnh. Giúp bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tương tác với ảnh nhiều hơn để chẩn đoán, cụ thể là:
• Tầm soát ảnh, so sánh khi tiêm thuốc cản quang. • Đo, kẻ, vẽ, ghi chú và tính toán diện tích tổn thương. • Đồng bộ giữa các series ảnh, thay đổi mức cửa sổ. • Dựng ảnh 3D, 3D-MPR, giả lập nội soi. • Tìm lại ảnh, kết quả đã chụp. So sánh giữa 2 lần chụp. • Nhập kết quả nhanh với các mẫu biểu thông minh. Có nhiều công cụ xử lý ảnh giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán hình ảnh. |
Đối với bác sĩ lâm sàng | Sau khi bệnh nhân chụp và có kết quả chẩn đoán. Kết quả sẽ ngay lập tức cập nhật cho bác si lâm sàng, không cần đợi bệnh nhân mang kết quả về, các lợi ích cho bác sĩ lâm sàng là:
• Nhận được kết quả ngay sau khi khoa chẩn đoán hình ảnh kết luận. • Bác sĩ lâm sàng có thể xem lại hình ảnh chụp trên máy tính để hỗ trợ điều trị. • Bác sĩ lâm sàng có thể tham gia hội chẩn mọi lúc, mọi nơi. Nhanh chóng nhận kết quả ngay sau khi chụp, chẩn đoán. |
Đối với khoa chẩn đoán hình ảnh | Khi áp dụng hệ thống PACS, khoa chẩn đoán hình ảnh sẽ :
• Chủ động giám sát được tình hình hoạt động của khoa, theo dõi số ca đã chụp, ca đã trả kết quả và ca chưa trả kết quả. • Có thể tổ chức hội chẩn từ xa hoặc chẩn đoán từ xa với hình ảnh gốc. • Tăng tốc độ trả kết quả, nâng cao chất lượng chẩn đoán với các công cụ xử lý ảnh mạnh, chuyên nghiệp. • Sẵn sàng kết nối với các bệnh viện tuyến trung ương và nước ngoài qua hệ thống teleradilogy. • Lưu trữ hình ảnh lâu dài (trên 10 năm). Dễ dàng theo dõi, đôn đốc hoạt động của khoa chẩn đoán hình ảnh. |
Đối với các Khoa có sử dụng máy siêu âm, nội soi, thăm dò chức năng | • Lưu trữ được hình ảnh siêu âm, nội soi, điện tim, điện não, đo hô hấp, đo loãng xương khi các máy này sinh ra ảnh.
• Hỗ trợ các mẫu biểu thông minh, in ấn linh hoạt. • Trả lại các hình ảnh, kết quả cho phần mềm HIS Lưu trữ các hình ảnh nonDicom và cập nhật kết quả cho phần mềm HIS. |
Đối với bệnh nhân | Bệnh nhân là một trong những đối tượng phục vụ chính của hệ thống PACS, các lợi ích đem lại cho bệnh nhân là:
• Lưu trữ được hình ảnh của mình lâu dài, sử dụng hình ảnh để khám lại. • So sánh được giữa các lần chụp trước để đánh giá kết quả điều trị. • Nhận hình ảnh dạng số hóa và có thể gửi hình ảnh cho các bác sĩ khác để hội chẩn mà không phải chụp lại. • Bệnh nhân nhận kết quả nhanh hơn. Lưu trữ, xem lại kết quả của mình. Không cần chuyển viện nhưng vẫn được các bác sĩ tuyến trung ương khám bệnh. |
Đối với bệnh viện | • Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Cung cấp cho bệnh nhân dịch vụ hiện đại, hiệu quả hơn.
• Tiết kiệm được chi phí in phim (khi bảo hiểm thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Y Tế). • Lưu trữ được hình ảnh lâu dài, sẵn sàng cho bệnh án điện tử. Khai thác được chất lượng của các máy chụp hiện đại mới được viện trang bị. • Gửi hình ảnh để hội chẩn từ xa, bệnh nhân không phải chuyển viện. Tiết kiệm được chi phí in phim, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. |
Đối với xã hội | • Ứng dụng công nghệ cao đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân. Giảm tải bệnh viện cho tuyến trung ương.
• Giảm thiểu việc in phim giúp bảo vệ môi trường do phim và mực in thải ra. Áp dụng công nghệ thông tin mang lại lợi ích cho bệnh nhân, cho cộng đồng. |
2. Minerva Telehealth: Hệ thống Tư vấn, khám chữa bệnh từ xa
Giới thiệu chung về hệ thống
Minerva Telehealth là giải pháp công nghệ thông tin thực hiện việc tư vấn, khám chữa bệnh từ xa; giúp các bác sĩ có thể tư vấn, khán chẩn đoán ngay khi họ không có mặt ở nơi có bệnh nhân.
Giải pháp là cầu nối giúp cân bằng tình trạng mất cân đối giữa nơi có nhiều nhu cầu khám chưa bệnh nhưng không có bác sĩ (các cơ sở y tế tuyến dưới) và nơi tập trung nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành (bác sỹ của tuyến trên)
- Giải pháp với các ưu điểm:
- Giải pháp sử dụng cloud lưu trữ, có thể mở rộng lên tới hàng nghìn điểm.
- Phần mềm hoạt động trên môi trường Web, dễ cài đặt và sử dụng. Tận dụng hoàn toàn thiết bị phần cứng, hạ tầng mạng của Bệnh viện tuyến trên và Cơ sở y tế tuyến dưới. Không yêu cầu máy trạm cần có cấu hình cao, không yêu cầu cài thêm phần mềm của bên thứ 3, đặc biệt thân thiện với cả các thiết bị di động như tablet, mobile. Phù hợp với nhu cầu kinh tế ở Việt Nam.
- Kết nối được tất cả các thiết bị sinh ảnh (DCOM và nonDCOM) như CT, MRI, X-quang, Siêu âm, Nội soi, Giải phẫu bệnh,… Giữ nguyên chất lượng hình ảnh. Có khả năng thực hiện siêu âm, nội soi trực tuyến.
- Các công cụ xử lý hình ảnh cho bác sỹ : 2D, MPR, 3D với đầy đủ các chức xử lý hình ảnh y tế cơ bản, nâng cao và các công cụ phục vụ báo cáo thống kê.
- Các phân hệ giải pháp của hệ thống Telehealth
- Tele radiology hoặc Tele medical imaging – Chẩn đoán hình ảnh từ xa: Các bác sỹ tuyến trên hỗ trợ cơ sở y tế tuyến dưới chẩn đoán các hình ảnh chụp của bệnh nhân như Chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),…
- Tele pathology – Giải phẫu bệnh từ xa: Các bác sỹ tuyến trên hỗ trợ cơ sở y tế tuyến dưới trong việc chẩn đooán các ca bệnh giải phẫu bệnh – tế bào học
- Tele consultant – Hội chẩn tư vấn từ xa: Các cơ sở y tế tuyến dưới gửi bệnh án của bệnh nhân cùng với các thông tin khám lâm sàng cận lâm sàng đã thực hiện lên hệ thống. Các bác sỹ tuyến trên dựa vào đó để đưa ra các hỗ trợ chẩn đoán, kết luận bệnh và các phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
- Tele training – Đào tạo từ xa: Hình thức giải dậy, đào tạo trực tuyến.
- Tele surgery – Hỗ trợ mổ từ xa: Các cơ sở tuyến dưới thực hiện mổ dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của các bác sỹ tuyến trên thông qua hệ thống.
Hiệu quả khi ứng dụng sử dụng hệ thống Telehealth trong khám chữa bệnh
- Hiệu quả về kinh tế, xã hội
- Giảm tải đáng kể cho bệnh viện tuyến trên và giảm căng thẳng cho các bác sỹ ở tuyến trên khi mỗi ngày phải khám vài nghìn ca bệnh như hiện nay.
- Tránh lãng phí cơ sở vật chất máy móc thiết bị của cơ sở y tế tuyến dưới do người bệnh phức tạp đều vượt tuyến lên tuyến trên
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, nhất là tại khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa giải phẫu bệnh, khoa khám chữa bệnh.
- Giảm được bức xúc cho người dân khi phải xếp hàng, chờ đợi để khám chữa bệnh ở tuyến trên. Việc này gây tốn kém và phiền toái đến đời sống của người dân bởi mỗi bệnh nhân lên bệnh viện tuyến trên khám và điều trị thì thông thường phải có 01 người lớn đi kèm nên thường người lớn phải nghỉ việc, chi phí đi lại và ăn ở rất tốn kém đối với gia đình bệnh nhân. Giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh. Bệnh nhân được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại tuyến dưới
- Tránh lây nhiễm khi tụ tập quá đông người trong giai đoạn dịch bệnh
- Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ y bác sỹ ở các bệnh viện tuyến dưới. Các bác sỹ ở các bệnh viện tuyến dưới được tham gia các buổi đào tạo và chuyển giao kỹ thuật y khoa từ xa sẽ được nâng cao kiến thức và kinh nghiệm nên các bác sĩ ở các bệnh viện tuyến dưới sẽ tự tin hơn khi trực tiếp khám, điều trị bệnh cho bệnh nhân. Nâng cao năng lực cho bệnh viện tuyến dưới khi được thực hành, hội chẩn cùng casc chuyên gia đầu ngành tuyến trên thường xuyên.
- Tạo ra mạng lưới y khoa, mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học
- Góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong ngành y tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ban, ngành (trong đó có ngành y tế).
- Hiệu quả tài chính
- Giảm chi phí in và lưu trữ phim cho BHYT.
- Tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở, khám chữa bệnh (chụp chiếu, xét nghiệm lại) cho người dân và tiết kiệm chi phí hỗ trợ của nhà nước đối với mỗi ca khám chữa bệnh.
Khai thác có hiệu quả kinh nghiệm của các chuyên gia y tế của bệnh viện tuyến trên mà không phải mất nhiều chi phí như khi thuê các chuyên gia nước ngoài.